Loại bỏ ổ muỗi truyền sốt xuất huyết ngay trong nhà

Cửa phải có nắp đậy thật khít và chặt, nếu để hở sẽ tạo điều kiện cho muỗi sốt xuất huyết bay vào sinh sản, phát triển và truyền bệnh cho chính những người trong gia đình của mình.

Bể nước treo có thể là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Bể nước treo có thể là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (ảnh minh họa).

Trên thực tế, có một số hộ gia đình dùng bể nước treo bơm nước từ dưới lên nhằm tạo ra áp lực cao để nước có thể chảy qua đường ống dẫn đến nơi sử dụng nhưng nếu bể chứa nước không có nắp đậy hoặc có nắp nhưng không đậy kín hay vô tình bị gió mạnh thổi làm bay nắp sẽ tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản, phát triển và lây lan bệnh. Nhân viên y tế dự phòng đã kiểm tra, giám sát thực địa phát hiện nhiều bọ gậy và lăng quăng muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết trong loại dụng cụ chứa nước sinh hoạt này. Vì vậy, để phòng ngừa các trường hợp sử dụng bể nước treo làm nơi sinh sản của muỗi, có thể thực hiện những biện pháp sau đây:

Polystyrene:

Đổ một lớp hạt nở polystyrene che phủ toàn bộ mặt nước với tác dụng ngăn không cho muỗi sinh sản và giảm sự bốc hơi nước. Có thể thả hạt nở vào các bể nước có ống dẫn nước ở phía dưới nhưng nếu mực nước rút xuống bằng với miệng ống thì hạt nở sẽ chui vào làm tắc ống; để khắc phục tình trạng này có thể bịt miệng ống dẫn nước bằng lưới hoặc làm miệng ống cong xuống phía dưới. Với cách thứ hai làm miệng ống cong xuống phía dưới, những chất bẩn nổi trên mặt nước của bể chứa sẽ được ngăn chặn lại không thoát vào miệng ống dẫn nước. Tuy vậy nhưng bể nước cũng cần phải đậy lại để ngăn không cho chim, chồn, sóc, chuột, thằn lằn... có thể đi trên lớp hạt nở nổi trên mặt nước.

Methoprene:

Được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem là biện pháp khá an toàn xử lý nguồn nước dùng để ăn và sinh hoạt. Hoạt chất methoprene phân chia khá nhanh ở trong nước, bánh hóa chất chứa từ 1,8 đến 8% methoprene và các hạt hóa chất có những nồng độ khác nhau được sản xuất để duy trì hiệu quả lâu dài. Trong bể chứa nước, bánh hóa chất cũng có khả năng phân tán methoprene chậm và có tác dụng hiệu quả diệt ấu trùng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thời gian khoảng 5 tháng nhưng giá thành thường cao hơn loại hóa chất temephos.

Bacillus thuringiensis:

Tạo ra độc tố diệt ấu trùng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết rất hiệu quả sau khi ấu trùng muỗi ăn phải loại vi khuẩn này. Với liều lượng sử dụng bình thường, Bacillus thuringiensis không gây hại đến các loài côn trùng và sinh vật khác, kể cả con người. Sản phẩm được sản xuất dưới dạng bột thấm nước và hạt, gần đây có thêm dạng bánh không mùi vị, khá an toàn để xử lý nước ăn và sinh hoạt; khi thả xuống bể chứa nước chúng có khả năng nổi trên mặt nước và phân tán chậm với hiệu quả tác dụng trong khoảng thời gian 30 ngày.

Cá diệt ấu trùng muỗi:

Một số loài cá ăn ấu trùng muỗi có thể thả vào bể chứa nước lắp đặt ở vị trí có bóng râm và không có sự thay đổi lớn về nhiệt độ. Tuy nhiên khi thả cá, cần phải cung cấp thêm cho chúng một lượng thức ăn tối thiểu và phù hợp. Cá sử dụng phải sống được trong thời gian dài với ít thức ăn và thích nghi được với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường và phải có sẵn cá để thả bổ sung vào bể nước. Thường các loại cá muỗi (Gambusia affinis) và cá guppy (Poecilia reticulata) được cho là thích hợp nhất để thả vào bể chứa nước vì chúng dễ nuôi với số lượng lớn. Ở Trung Quốc, người dân dùng loài cá trê (Clarias fuscus) đã cho có kết quả tốt vì chỉ cần thả một con cá vào bể chứa nước với dung tích từ 20 đến 100 lít nước là đủ vì cá có khả năng sống lâu nhưng nên có biện pháp ngăn không cho cá nhảy khỏi bể chứa nếu mức nước cao. Tại Somali, người dân lại thường dùng loại cá rô phi (Oreochromis spiluris) để diệt ấu trùng muỗi có hiệu quả trong các bể chứa nước và chỉ cần thả một con cá là đủ cho một bể chứa có thể tích 3 mét khối nước.

Các hộ gia đình khi thiết kế lắp đặt bể nước treo bơm nước từ dưới lên qua hệ thống ống dẫn xuống các nơi cần thiết trong nhà để sử dụng nguồn nước ăn uống và sinh hoạt cần phải lưu ý đến trường hợp bể chứa nước sẽ tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản, phát triển và lây nhiễm bênh. Vì vậy nên chọn một trong các biện pháp đã được nêu trên để chủ động ngăn chặn và góp phần phòng bệnh.

BS. NGUYỄN VÕ HINH

Khắc Phục Chứng Kém Hấp Thu và Biếng Ăn

Những biểu hiện nhận biết trẻ kém hấp thu

Thông thường, trẻ kém hấp thu thường có những biểu hiện như sau:

- Biếng ăn, chán ăn, mất vị giác ở đầu lưỡi, họng.

- Trẻ chậm phát triển chiều cao, còi cọc, nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ.

- Đi ngoài phân lỏng, phân có nhiều nước, khối lượng nhiều, mùi tanh, màu nhợt, lổn nhổn, có váng nổi trên mặt nước giống như mỡ. Thường trẻ sẽ đi thành từng đợt xen kẽ với các giai đoạn bình thường.

- Đau bụng, cảm giác căng chướng, tức nặng, sôi bụng, có khi đau quặn nhẹ quanh rốn.

- Thể trạng suy sụp, sút cân, mệt mỏi, thường xuyên uể oải thiếu linh hoạt minh mẫn.

Bé kém hấp thu sẽ dẫn đến chứng biếng ăn, ăn không ngon miệng ( ảnh minh hoạ)

Các biểu hiện nói trên thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa. Vì vậy, để xác định rõ trẻ có kém hấp thu hay không, cha mẹ nên đưa con đi khám tại các chuyên khoa dinh dưỡng nếu trẻ có một trong các biểu hiện kể trên.

Nguyên nhân kém hấp thu ở trẻ:

Bên cạnh nguyên nhân do sự thay đổi đột ngột chế độ ăn, do cơ cấu khẩu phần ăn chưa cân đối thiếu chất này hay thừa chất kia gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể… thì các chuyên gia dinh dưỡng nhận định: Nguyên nhân cơ bản khiến trẻ kém hấp thu là do cấu tạo hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chức năng tiêu hóa chưa vận hành được trơn tru.

Hệ tiêu hóa non yếu của trẻ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố như: khẩu phần ăn không phù hợp, cách chế biến thức ăn không đúng với lứa tuổi, thức ăn bị nhiễm khuẩn… Khi đó, hệ tiêu hóa không tiết đủ enzymes để tiêu hóa thức ăn, thức ăn ứ đọng lại thành ruột, sinh ra các vi khuẩn có hại tiêu diệt vi khuẩn có ích. Khi vi khuẩn có ích bị tiêu diệt, đường ruột bị tổn thương lại cản trở việc tiết enzymes, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn. Vòng luẩn ấy dẫn đến không có quá trình hấp thu hoặc hấp thu kém, gây nên tình trạng trẻ nhẹ cân, không tăng cân, suy dinh dưỡng, thấp còi, kém phát triển…

Cần một giải pháp ưu việt và toàn diện đối với trẻ kém hấp thu

Điều quan trọng khi chăm sóc trẻ kém hấp thu là phải áp dụng các phương pháp một cách khoa học. Bên cạnh chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng thì tăng cường chức năng tiêu hóa cũng là yếu tố cần thiết.

- Đưa ra chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo hàm lượng phù hợp giữa các nhóm chất. Không nên quá ưu tiên đạm và chất béo, hãy cho trẻ ăn nhiều rau (ăn rau lá sẽ tốt hơn là các loại củ) để trẻ dễ tiêu hóa, tăng hấp thu.

- Khi chế biến thức ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh và không bị mất chất. Không nên nấu quá nhừ hay nấu đi nấu lại một món . Không nên kết hợp các loại thịt hay hải sản với nhau vì dễ sinh ra các chất khó tiêu.

- Với trẻ trên 1 tuổi, có thể cho trẻ uống sữa tươi. Uống sữa tươi giúp tiêu hóa tốt hơn, hấp thu nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, có một số trẻ bị kém hấp thu là do không dung nạp được một số thành phần có trong sữa. Vì vậy, hãy loại trừ nguyên nhân này trước khi cho trẻ uống nhiều sữa.

- Tăng cường vận động cho trẻ. Hãy năng xoa bóp, dẫn trẻ đi chơi, cho trẻ phơi nắng và vận động hàng ngày để tăng cường sức khỏe, việc này rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

- Chú trọng bổ sung phức hợp enzymes tiêu hóa gồm

Amylase: Tương tự enzyme amylase có trong nước bọt và dịch dạ dày có vai trò tiêu hóa tinh bột, cắt các liên kết trong tinh bột, chuyển tinh bột thành các dạng mạch ngắn polysaccaride và oligosaccarid và glucose. Amylase giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu tinh bột ở ruột non diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. Nếu thiếu enzyme này trẻ sẽ cảm thấy khô miệng, đắng miệng, ắn không ngon và không chuyển hóa tinh bột thành loại đường.

Protease: là enzyme tiêu hóa protein trong thức ăn có vai trò cắt protein thành dạng các acid amin tự do để cơ thể hấp thu vào máu. Nếu thiếu Enzyme này trẻ sẽ bị đầy bụng khó tiêu.

Lipase: là enzyme giúp thủy phân các chất béo trong thức ăn tạo thành acid béo, glycerol, và các thành phần khác. Thiếu Enzyme này trẻ ăn các loại thịt cá và các chất giàu lipid sẽ không chuyển hóa và hấp thu được.

Lactase: là enzyme được tìm thấy ở mép ruột non, hoặc do một nhóm các vi khuẩn có lợi ở đường ruột tiết ra có vai trò phân hủy đường lactose (có trong sữa) thành glucose và galactose.Việc thiếu hoặc không có enzyme lactase gây ra tình trạng không dung nạp sữa, hay gặp ở trẻ nhỏ, trẻ bị tổn thương niêm mạc ruột à lâu dài dẫn đến suy dinh dưỡng, bất dung nạp sữa. Việc bổ sung lactase giúp hệ tiêu hóa dễ dàng thủy phân và hấp thu lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt có lợi trong trường hợp trẻ thiếu hoặc tiêu chảy gây giảm sản xuất enzyme này.

Cellulase: là enzyme có khả năng thủy phân cellulose (chất xơ). Enzyme này không có trong hệ tiêu hóa của người. Bổ sung enzyme cellulase giúp làm mềm các chất xơ có trong hoa quả, rau củ, hoặc các thức ăn chứa chất xơ khác, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động, phòng ngừa táo bón.

Nếu trẻ ổn định và đủ 5 loại Enzyme trên thì cơ thể sẽ hấp thu và được cung cấp tối đa chất dinh dưỡng nên sẽ chóng lớn, tăng cân. Ngoài ra có thể bổ sung thêm kẽm để tạo vị giác thèm ăn cho trẻ.

Các ba mẹ trẻ đang rất đau đầu để giải quyết tình trạng biếng ăn cho con mình. Có rất nhiều phương pháp đã được áp dụng tuy nhiên con vẫn biếng ăn khiến việc cho bé ăn luôn là cuộc chiến và đôi khi còn gây căng thẳng trong gia đình, sau đây là các lý do và giải pháp mà chúng tôi đưa ra để giúp giải quyết dứt điểm tình trạng biếng ăn và kém hấp thu của con bạn!

9 Lý do giúp nên dùng UNI KIDDICARE cho con bạn!

1, Giúp con ăn ngon miệng một cách tự nhiên (hoạt động theo cơ chế enzyme).

2, Giúp con hấp thu dưỡng chất tối đa (Tăng cân và cải thiện thể trạng rất rõ).

3, Khi dừng dùng sản phẩm bé vẫn duy trì ăn ngon miệng (Không phụ thuộc vào thuốc).

4, Cải thiện hệ thông tiêu hóa cho bé (Cân bằng emzyme không nhữn để tiêu hóa các chất kho tiêu mà còn tạo môi trường nuôi dưỡng các hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển).

5, Giúp bé dung nạp được đường lactose trong sữa, và tiêu hóa được protein, lipid có trong thịt cá (Giúp giảm đầy bụng, không bị tiêu chảy, sống phân hoặc nôn trớ sau khi uống sữa).

6, Bổ sung chất xơ chống táo bón cho trẻ.

7, Bổ sung các acid amin và các khoáng chất giúp bé luôn khỏe mạnh, và tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

8, Bổ sung DHA giúp cho bé phát triển não bộ, giúp bé thông minh hơn.

9, Sản phẩm an toàn nên dùng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở nên.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Mẹo phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu cho bệnh nhân tiểu đường

Dưới đây là những mẹo các chuyên gia khuyên bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu

Kiểm soát đường huyết

Bạn cần kiểm soát hàm lượng đường huyết nghiêm ngặt vì nó có thể gây tái phát UTI. Bạn nên tuân theo chế độ ăn kiêng cùng với tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc đầy đủ để giảm nguy cơ UTI.

Uống nhiều chất lỏng

Đây là mẹo giúp ngăn ngừa UTI hiệu quả. Uống nhiều nước có thể loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể, do vậy giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu bạn bị bất cứ rối loạn nào về tim hoặc thận, bạn cần tư vấn bác sĩ trước khi tăng cường uống nước.

Mẹo phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu cho bệnh nhân tiểu đường

Giữ vệ sinh vùng kín tốt

Duy trì vệ sinh thích hợp có thể giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng. Thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt vì sử dụng băng trong thời gian dài có thể khiến vi khuẩn gia tăng, dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Không nhịn tiểu

Nhịn tiểu lâu và thường xuyên có thể gây nhiễm trùng đường tiểu. Do vậy, tuyệt đối không nên nhịn tiểu.

Vệ sinh đúng cách sau khi giao hợp

Phụ nữ từng có quan hệ tình dục thường dễ bị viêm nhiễm vì niệu đạo chỉ dài 4cm và vi khuẩn dễ dàng di chuyển từ bên ngoài vào trong bàng quang. Do vậy, cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi có quan hệ để tránh nhiễm trùng đường tiểu

BS Thu Vân

(Theo THS)

Hè, trẻ bị “co giật cơ và âm thanh” do Smartphone tăng mạnh

Ngày 10/8, theo BS chuyên khoa Thần kinh Nguyễn Quang Vinh (khoa Nhiễm – Thần kinh), trong sáng nay, phòng khám tiếp nhận khoảng 5 ca đến khám có liên quan đến TIC. Ví dụ như trường hợp một bé nam 10 tuổi vốn bị cận thị, được gia đình đưa đến khám vì cơ quanh vùng mắt giật quá nhiều từ khi bé nghỉ hè đến nay.

Bệnh nhi đến khám tại phòng khám chuyên khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi Đồng 1

BS Nguyễn Quang Vinh khuyến cáo: “Sử dụng máy tính bảng, smartphone hay xem tivi nhiều quá sẽ càng làm trầm trọng thêm hội chứng TIC”. Trong ảnh: Bệnh nhi đến khám tại phòng khám chuyên khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi Đồng 1

“Sau khi bé được đi khám mắt, loại trừ các bệnh mắt thực thể, điều chỉnh lại kính, triệu chứng co giật này vẫn không thuyên giảm. Càng yêu cầu bé kiểm soát việc này, mắt bé càng giật mạnh. Đồng thời qua khai thác các yếu tố khởi phát, người nhà cho hay, từ khi bé nghỉ hè, do công việc gia đình bận rộn, nhờ bà ngoại trông giúp bé, nên bé hầu như chỉ ở quanh quẩn ở nhà, xem tivi và chơi game trên smartphone,” BS. Vinh cho biết.

Hội chứng TIC có rất nhiều biểu hiện đa dạng, bao gồm rối loạn giật cơ đồng thời hoặc luân chuyển như cơ mắt, cơ miệng, vai và bụng và cả rối loạn co giật âm thanh thành những tiếng “hực, hực…” như chó hộc ra từng tiếng một.

Theo BS. Vinh, hội chứng này không có nguy nhân cụ thể và hầu như không gây nguy hiểm gì cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc sử dụng máy tính bảng, smartphone hay xem tivi nhiều quá trong khi trẻ đang trong thời gian trưởng thành, mắt và cơ vùng mắt bị kích thich nhiều nhất, khiến càng làm trầm trọng thêm hội chứng TIC.

Việc điều trị không có thời gian cố định, và điều trị theo từng cá nhân. Chủ yếu là thư giãn, không dùng thuốc, cai games, bớt coi hoạt hình. Nếu không được sửa chữa và điều trị kịp thời, bé có thể hình thành nên những tật xấu và khi trưởng thành những tật này làm ngoại hình của bé không được đẹp mắt.

An Quý

Chậm mọc răng và bệnh còi xương ở trẻ

Trẻ chậm mọc răng có thể do di truyền và thời điểm sinh em bé cũng quyết định thời điểm mọc răng của trẻ. Trẻ sinh đủ tháng sẽ có răng sớm hơn so với bé sinh thiếu tháng. Những em bé sinh thiếu tháng, nhẹ cân cũng sẽ mọc răng chậm hơn các bé bình thường. Tuy nhiên, giới hạn mọc răng đầu tiên của trẻ là 12 tháng tuổi. Điều bạn cần quan tâm là phát hiện sớm nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng để kịp thời thay đổi chế độ ăn uống và chăm sóc trẻ cho phù hợp.

Quá trình mọc răng của trẻ

Ở mỗi trẻ tiến trình mọc răng hoàn toàn khác nhau, có trẻ mọc răng sớm, có trẻ mọc răng muộn. Số răng của trẻ thông thường bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Bình thường khi trẻ được 6 tháng tuổi, chiếc răng đầu tiên sẽ mọc. Trẻ bắt đầu mọc răng cửa hàm dưới trước tiên rồi đến răng cửa hàm trên, tiếp theo là răng cối sữa thứ nhất, sau đó là răng nanh. Khi mọc đến răng cối sữa thứ hai cũng là lúc bộ răng sữa đã mọc đủ, 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Lúc này trẻ đã được khoảng 3 tuổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ mọc răng lúc mới 4 tháng tuổi và đến một tuổi đã mọc đầy đủ bộ răng sữa. Hoặc có trẻ không mọc một chiếc răng nào mãi cho đến khi được 2 tuổi.

Tắm nắng cho trẻ, tăng cường vitamin D, điều hòa chuyển hóa hấp thụ canxi chống còi xương.

Trong nhiều trường hợp trẻ phát triển bình thường cả về thể chất và tinh thần dù chưa mọc răng hoặc mọc răng chậm hơn so với tháng tuổi thì đó là do sinh lý. Nếu trẻ mọc răng chậm kết hợp với một số biểu hiện khác như trẻ chậm phát triển chiều cao, cân nặng, ngủ không ngon giấc, đổ mồ hôi trộm ban đêm, thóp rộng... thường là do trẻ bị còi xương do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D và chế độ ăn nghèo canxi và phospho...

Những nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng

Trẻ chậm mọc răng do bị còi xương: Những trẻ dễ có nguy cơ còi xương là trẻ sinh non, trẻ sinh đôi, trẻ nuôi bằng sữa ngoài, trẻ quá bụ bẫm, trẻ sinh vào mùa đông... Các dấu hiệu còi xương ở trẻ như: trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ, xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê; trương lực cơ nhẽo, táo bón... Trong trường hợp còi xương cấp tính: trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu. Việc bổ sung vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết nhưng bạn phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý cho bé dùng vitamin nói chung và canxi nói riêng vì trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn... do uống vitamin quá liều hoặc trong thời gian dài.

Trẻ chậm mọc răng do bị suy dinh dưỡng: Khi trẻ chậm mọc răng và trẻ có số đo về cân nặng và chiều cao thấp hơn trẻ bình thường với các triệu chứng của còi xương như trên là do trẻ bị suy dinh dưỡng. Chế độ ăn của trẻ ngoài việc đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo... việc hấp thu và chuyển hóa canxi thành canxi của xương phụ thuộc nhiều vào yếu tố xúc tác quan trọng nhất là vitamin D. Do đó, bạn nên cho trẻ vận động và tắm nắng buổi sáng hàng ngày trước 9 giờ. Bạn cần lưu ý, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng để tay, chân, lưng... của trẻ lộ ra ngoài, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng. Đừng bỏ phí ánh nắng mặt trời - “của trời cho”. Dùng đơn thuần canxi không đủ mà phải đồng thời kết hợp cùng vitamin D.

Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho.

Trẻ chậm mọc răng do bị thiếu canxi: Nguồn dinh dưỡng chính của bé khoảng 6 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ. Thông thường, bé bú mẹ hoàn toàn sẽ được cung cấp đầy đủ canxi. Trường hợp trẻ thiếu canxi dễ xảy ra với nhóm bú bình (kể cả những đứa trẻ bụ bẫm vẫn có thể bị thiếu canxi do nhu cầu về canxi cao hơn trẻ bình thường). Trẻ em và cả người mẹ đều có thể thiếu canxi do chất lượng sữa mẹ kém (nguyên nhân là do người mẹ ăn uống kiêng khem hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn).

Mặt khác, tỷ lệ canxi trong thức ăn được hấp thu liên quan đến một tỷ lệ phù hợp của một chất khoáng khác là phospho. Thức ăn có nhiều loại chứa hàm lượng phospho cao nhưng lại có ít loại chứa canxi mà hàm lượng lại thấp như tôm, tép, trứng, sữa, các loại ngũ cốc, rau, củ... Khi tỷ lệ phospho quá cao, trẻ hấp thụ quá nhiều phospho - sự hấp thụ canxi sẽ giảm đi.

Sự cần thiết cho sự hấp thụ canxi là vitamin D. Nguồn cung cấp chủ yếu từ ánh sáng mặt trời chiếm tới 80%. Nếu thiếu nó sẽ bị rối loạn hấp thu và chuyển hóa canxi. Thức ăn hàng ngày (tôm, cua, cá, sữa) chứa nhiều vitamin D nhưng vì vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu nên nếu chế độ ăn không đủ chất béo, dù có uống vitamin D cơ thể vẫn không thể hấp thu được.

BS. Đỗ Thị Thu Nga

Phòng ngừa táo bón ở người cao tuổi

Tình trạng táo bón gây khó khăn trong sinh hoạt, dẫn đến chán ăn, sút cân, ảnh hưởng tới sức khỏe. Tìm hiểu nguyên nhân để có các giải pháp giúp người cao tuổi ngăn ngừa nguy cơ táo bón.

Những nguyên nhân gây chứng táo bón ở người cao tuổi

Nguyên nhân đầu tiên gây ra chứng táo bón ở người cao tuổi phải kể đến là việc thay đổi chế độ ăn. Người cao tuổi thường có xu hướng ăn ít chất xơ hơn do khả năng nhai nuốt và tiêu hóa kém. Vì lượng chất xơ trong khẩu phần ăn giảm nên dễ dàng bị táo bón.

Suy giảm các hoạt động thể chất: ở người cao tuổi, do rất nhiều lý do như tình trạng sức khỏe không đảm bảo, bị mắc các bệnh mạn tính như thoái hóa, viêm khớp, loãng xương; các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường; các bệnh hô hấp mạn tính như tâm phế mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, do thói quen ít hoạt động hoặc thói quen nhịn đại tiện lâu. Việc giảm hoạt động thể chất dẫn tới giảm nhu động ruột, giảm bài tiết dịch ruột gây táo bón.

Do thuốc đang được sử dụng để điều trị các bệnh mạn tính như thuốc kích thích beta-2 giao cảm. Nhóm thuốc này gây giảm nhu động ruột dẫn đến táo bón.

Bệnh trĩ: Khi bị trĩ, bệnh nhân thường có xu hướng nhịn đi đại tiện vì sợ đau và chảy máu. Khi nhịn đại tiện lâu và nhiều lần sẽ giảm phản xạ đại tiện gây tích trữ phân dẫn đến táo bón. Bệnh nhân càng bị táo bón, đi ngoài càng đau và càng dễ chảy máu, kết quả là bệnh nhân càng nhịn đi đại tiện và táo bón ngày càng tiến triển thành vòng luẩn quẩn.

Phòng ngừa táo bón ở người cao tuổiPolyp đại tràng là một nguyên nhân gây táo bón kéo dài.

Sau các phẫu thuật ổ bụng: Sự giảm nhu động ruột và cảm giác đau khi rặn dẫn đến bệnh nhân khó đại tiện kèm theo tình trạng phải ăn thức ăn tinh, ít chất xơ, lượng dịch bù không đủ làm phân khô lại, có trường hợp sờ thấy thành chuỗi cứng dọc theo khung đại tràng.

Do uống không đủ lượng nước hàng ngày: Việc này có thể do người cao tuổi bị các bệnh mạn tính như suy tim phải hạn chế nước nhưng cũng có thể do bệnh nhân bị mắc chứng tiểu đêm, bị u xơ tiền liệt tuyến nên hạn chế uống nước để đỡ đi tiểu tiện.

Do nhu động đại tràng giảm, các cơ trực tràng và cơ thành bụng yếu nên khả năng tống phân ra bị suy giảm.

Các khối u, polyp của đại trực tràng cũng là nguyên nhân gây táo bón kéo dài.

Do suy tuyến giáp: Các triệu chứng kèm theo thường là mạch chậm và phù niêm, ăn uống khó tiêu tuy không rõ rệt như ở người trẻ (thường gặp ở người từ 80 tuổi trở lên).

Nguy cơ khi bị táo bón ở người già

Nguy cơ hay gặp nhất của táo bón dài ngày là bệnh trĩ. Trĩ nội là do sự giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch trực tràng, hậu quả là mỗi lần đi ngoài ra máu tươi trong hoặc sau khi đi ngoài. Đôi khi búi trĩ thòi ra (trĩ ngoại), không tự lên được mà phải dùng tay đẩy nó lên. Động tác đẩy búi trĩ lên bằng tay rất dễ gây nhiễm khuẩn nguy hiểm, đặc biệt là nhiễm khuẩn huyết.

Bên cạnh những khó chịu do bệnh táo bón gây ra, ở người già còn có nhiều nguy cơ khác có thể nguy hại đến tính mạng nếu bị táo bón. Đây là các trường hợp bệnh nhân bị các bệnh tim mạch như suy tim, bệnh mạch vành nên phải hạn chế gắng sức. Nhiều trường hợp rặn nhiều do bị táo bón dẫn đến đột tử do nhồi máu cơ tim. Gắng sức nhiều khi đại tiện cũng có thể làm vỡ các phế nang (đã giãn to) ở các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây tràn khí màng phổi. Táo bón cũng có thể là yếu tố nguy cơ ở người già có tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, loạn nhịp tim…

Các biện pháp khắc phục

Có nhiều phương pháp đơn giản để dự phòng và điều trị táo bón ở người cao tuổi. Đầu tiên là tập thói quen đi đại tiện vào đúng một giờ nhất định, tốt nhất là vào buổi sáng. Những ngày đầu có thể cứ rèn thói quen đi đại tiện dù có muốn đi hay không. Tiếp theo là điều chỉnh chế độ ăn uống. Tạo một chế độ ăn đầy đủ về lượng, đảm bảo nhiều chất xơ như rau xanh, nguồn vitamin từ rau của quả tươi, uống đủ lượng nước theo nhu cầu. Vào buổi sáng, khi dạ dày rỗng, nên uống nước ấm hoặc nước có pha mật ong để kích thích nhu động ruột. Lượng nước uống có thể nhiều hơn bình thường một chút và không chờ có cảm giác khát mới uống do ở người cao tuổi, cảm giác khát có thể bị suy giảm.

Tăng cường các hoạt động thể chất phù hợp với sức khỏe để tăng cường trương lực cơ bụng. Hàng ngày nên tập cơ bụng bằng cách xoa từ hạ sườn phải sang hạ sườn trái xuống hố chậu trái để tăng cường nhu động ruột.

Điều trị tốt các bệnh mạn tính kèm theo hoặc các bệnh là nguyên nhân gây táo bón như suy giáp. Chú ý tới tác dụng phụ gây táo bón của một số loại thuốc như thuốc giãn phế quản.

Luôn giữ cho tinh thần được sảng khoái, vui vẻ, giảm stress.

Cuối cùng, có thể dùng các thuốc nhuận tràng giúp cho việc đại tiện được dễ dàng. Cá biệt có trường hợp táo bón quá nặng phải dùng phương pháp thụt tháo để tống phân ra ngoài.

TS.BS. Vũ Đức Định

Triệu chứng âm thầm báo hiệu bệnh ung thư túi mật

Vàng da

Vàng da, vàng mắt là triệu chứng dễ quan sát thấy. Nếu bạn chú ý thấy da hoặc mắt có màu sắc bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ. Ung thư túi mật thường gây ứ mật, dẫn đến vàng da.

Đau bụngkéo dài

Bạn nghĩ rằng đau bụng chỉ đơn giản là do khó tiêu hoặc đau bụng kinh. Tuy nhiên, nếu bạn khó chịu ở vùng bụng trên bên phải thì đó có thể là một dấu hiệu của ung thư túi mật. Đau chói kéo dài ở một vị trí trên bụng là điều đáng quan tâm.

Bạn cảm thấy giống như bịcảm cúm

Buồn nôn và nôn nếu đi riêng rẽ thì không phải là dấu hiệu của ung thư túi mật. Nhưng nếu chúng đi cùng những triệu chứng khác như đau bụng trên và vàng da thì đó có thể là chỉ điểm của bệnh lí về túi mật. Nếu bạn chú ý thấy các triệu chứng giống như cảm cúm đi kèm với những triệu chứng kín đáo khác, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ.

Chướng bụng

Nếu bạn bị đầy hơi nhiều thì đó có thể là dấu hiệu kín đáo của ung thư túi mật. Theo Trung tâm điều trị ung thư Hoa Kỳ, một số bác sĩ có thể cảm nhận thấy túi mật to chỉ cần qua thăm khám lâm sàng. Họ có thể sử dụng siêu âm để đánh giá túi mật và xác định ung thư nhanh chóng.

Sỏi mật

Thành phần của sỏi mật gồm mật, cholesterol, canxi, có thể gây cản trở chức năng của túi mật. Tiền sử sỏi mật sẽ làm tăng nguy cơ ung thư túi mật. Điều này có nghĩa là nếu bạn đã từng bị sỏi mật thì bạn cần ý thức nhiều hơn về những dấu hiệu kín đáo khác của ung thư túi mật.

Sụt cân (mà không do chế độ ăn uống hoặc luyện tập)

Có thể là bình thường khi bạn cảm thấy không ngon miệng. Nhưng nếu bạn chán ăn kéo dài và sụt cân thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ. Theo Hiệp hội ung thư Mỹ, chán ăn là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất của loại ung thư kín đáo này.

Tiền sử gia đình bị ung thư túi mật

Nghiên cứu được công bố năm 2013 trên tạp chí Gut chỉ ra rằng ung thư túi mật có liên quan nhiều đến di truyền. Theo một nghiên cứu được tiến hành trên 10,2 triệu người Thụy Điển, những người có tiền sử gia đình bị ung thư túi mật có nguy cơ cao phát triển bệnh. Vì vậy, điều quan trọng cần nhớ tiền sử gia đình luôn luôn là một yếu tố kín đáo ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong tương lai.

BS. Trần Thanh Thanh – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam